Chuyển đến nội dung chính

Unbox Leadtek RTX A5000 - Tiệm cận sự chuyên nghiệp

Tại sự kiện GTC diễn ra cuối năm 2020,, NVIDIA đã xác nhận rằng thương hiệu Quadro chắc chắn sẽ biến mất. Và để xác nhận điều đó, NVIDIA đã nhanh chóng ra mắt card màn hình tập trung vào đồ họa chuyên nghiệp mới của họ, RTX A6000. Dựa trên GPU GA102 mới với kiến trúc Ampere, RTX A6000 đánh dấu một tầm cao mới với sản phẩm đồ họa cao cấp, chuyên nghiệp; và trong những trường hợp bình thường, nó sẽ là một phần của dòng sản phẩm Quadro của NVIDIA. Đúng như xác nhận, RTX A6000 đã không được mang thương hiệu Quadro thường thấy như hãng NVIDIA  đã công bố.


Được xây dựng trên kiến ​​trúc NVIDIA Ampere, RTX A6000 kết hợp 84 nhân RT thế hệ thứ hai, 336 nhân Tensor thế hệ thứ ba, cùng với số nhân CUDA CORE lên tới 10.752 và 48 GB bộ nhớ VRAM cho hiệu năng khủng khiếp trong các tác vụ đồ họa chuyên sâu khắt khe nhất,  AI… Tuy nhiên, về mặt bằng chung với nhu cầu trong thực tế, Nvidia RTX A6000 hoàn toàn quá mức cần thiết đối với hầu hết các kiến ​​trúc sư hoặc nhà thiết kế sản phẩm, nhà sáng tạo nội dung. Do đó, việc NVIDIA sẽ phải giới thiệu một số các dòng GPU có phân khúc thấp hơn RTX A6000 với một mức giá và hiệu năng sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng hơn.


Và đó là lý do cho sự ra đời của dòng RTX A5000RTX A4000. Được công bố tại sự kiện GTC của Nvidia năm nay, Nvidia RTX A4000 và Nvidia RTX A5000 là những sản phẩm thay thế cho dòng Nvidia Quadro RTX 4000 và Quadro RTX 5000 vốn được hãng ra mắt vào năm 2019.

RTX A5000 và RTX A4000 đều được thừa hưởng nhiều tính năng phong phú và nổi bật, chẳng hạn như việc cung cấp nhiều bộ nhớ VRAM hơn so với  dòng GeForce thông thường của hãng, cùng với đó là thiết kế tiêu chuẩn dành cho các hệ thống Workstation của Dell, HP và Lenovo hoặc DIY và đi kèm với trình điều khiển chuyên nghiệp có chứng nhận ISV cho một loạt các ứng dụng CAD / BIM.

 

Hôm nay Nguyễn Công sẽ unbox nhanh dòng Leadtek RTX A5000 đầu tiên tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 1986, Leadtek là nhà phát triển và sản xuất card đồ họa chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới, chuyên phát triển các sản phẩm máy tính và y tế thông minh, với nhiều loại sản phẩm, bao gồm card đồ họa máy tính, card đồ họa máy trạm, giải pháp phần cứng / phần mềm AI, và chăm sóc sức khỏe y tế thông minh. Đã cống hiến cho sự phát triển của thế giới chăm sóc sức khỏe y tế trong hơn hai mươi năm, hãng luôn theo sát nhân khẩu học già hóa và đang phục vụ dân chúng bằng cách tận dụng các cơ hội kinh doanh công nghệ sinh học như chăm sóc từ xa.

Về cơ bản, thiết kế vỏ hộp và hình dạng của RTX A5000 đều tuân theo tiêu chuẩn thiết lập mà Leadtek đã dùng cho dòng A6000 trước đó.  Vỏ hộp đẹp, thẩm mỹ, cứng cáp, giúp cho sản phẩm được bảo quản tốt nhất chống được va đập khi vận chuyển. Với 24 GB bộ nhớ GDDR6 ECC, Nvidia RTX A5000 có mức VRAM tương đương với dòng Geforce RTX 3090 và tăng 50% bộ nhớ so với Quadro RTX 5000 mà nó thay thế.

Giống như Nvidia RTX A6000, RTX A5000 cũng được nâng cấp đáng kể trong tất cả các lĩnh vực xử lý bao gồm nhân CUDA, Tensor và RT.

Bo mạch thiết kế chiếm 2 slot PCI, với mức tiêu thụ điện năng tối đa là 230W, kết nối nguồn điện bao gồm 1 cổng PCIe 8 chân. Điểm ăn tiền của Nvidia RTX A5000 đó là nó cũng được hỗ trợ NVlink giúp cho việc gia tăng bộ nhớ VRAM lên gấp đôi trong cấu hình đa GPU.

Unbox Leadtek RTX A5000 - Tiệm cận sự chuyên nghiệp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.

Vào một ngày đẹp trời, khi sử dụng máy tính các bạn vô tình hoặc hữu ý phát hiện một sự thật hãi hùng: Máy không nhận đủ số nhân mà vi xử lý cung cấp.  Rất nhiều người đã lo lắng và hoang mang, sợ vi xử lý đang sử dụng bị hư hỏng, hoặc nặng hơn là bên bán “lừa đảo” khi không cung cấp đúng mẫu mã chất lượng sản phẩm cho hệ thống PC đang sử dụng. Tuy nhiên, mọi người  không cần phải quá lo lắng, bởi việc nhận không đầy đủ và chính xác thông số của vi xử lý như trường hợp minh họa bằng ảnh bên trên là không hiếm.  Bài viết dưới đây của Nguyễn Công PC sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý đang sử dụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý trên hệ thống PC, chẳng hạn như lỗi bản Win đang sử dụng, lỗi BIOS hoặc thiết lập bên trong BIOS, lỗi thiết lập bên trong Window…  Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.