Chuyển đến nội dung chính

Intel “học theo” phương pháp ép xung bộ nhớ của AMD với CPU Rocket Lake

Bộ vi xử lý thế hệ thứ 11 của Intel sẽ được ra mắt chính thức vào trong tháng 3 này, trước khi tới thời điểm Intel công bố chính thức, sẽ khó có thể thấy được toàn cảnh về mặt hình ảnh lẫn hiệu năng của dòng vi xử lý này. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ lớn trên thế giới đã có sẵn một số đơn hàng Rocket Lake nhất định đang nằm trong kho của họ và chờ ngày mở bán. Theo thông tin mới nhất, một tay chơi công nghệ trên diễn đàn Chiphell đã thử nghiệm thực tế phiên bản bán lẻ Core i7-11700K. Điều ngạc nhiên đó là Intel đã áp dụng khái niệm ép xung bộ nhớ tương tự như Infinity Fabric Clock (FCLK) của AMD cho dòng Rocket Lake.

Về mặt kĩ thuật, FCLK quy định mức xung nhịp của Infinity Fabric và đóng vai trò như một kết nối giữa các chiplet. Người dùng có thể điều chỉnh giá trị này trong BIOS để có thể ép xung được mức xung nhịp bộ nhớ lên cao hơn. Theo mặc định, FCLK được đồng bộ hóa với xung nhịp của bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp- Unified Memory Controller (UCLK) và xung nhịp bộ nhớ (MEMCLK), tức FCLK = UCLK. Người dùng có thể chạy FCLK ở chế độ không đồng bộ hay FCLK = UCLK = 1:2, nhưng ở chế độ này sẽ gây ra độ trễ cao và hiệu suất đạt được sẽ thấp hơn.

Vì Rocket Lake vẫn chưa chính thức ra mắt nên chúng ta không hoàn toàn chắc chắn về cách thức hoạt động của Intel về việc ép xung bộ nhớ FCLK. Ảnh chụp màn hình BIOS hiển thị hai chế độ hoạt động cho CPU IMC (bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp) và xung nhịp DRAM trên Z490I Unify của MSI. Rõ ràng, Gear 1 chạy cả hai theo tỷ lệ 1: 1, trong khi Gear 2 đặt chúng theo tỷ lệ 1/2: 1. Nó tương tự như cách FCLK hoạt động trên các vi xử lý Ryzen.

Intel “học theo” phương pháp ép xung bộ nhớ của AMD với CPU Rocket Lake

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.

Vào một ngày đẹp trời, khi sử dụng máy tính các bạn vô tình hoặc hữu ý phát hiện một sự thật hãi hùng: Máy không nhận đủ số nhân mà vi xử lý cung cấp.  Rất nhiều người đã lo lắng và hoang mang, sợ vi xử lý đang sử dụng bị hư hỏng, hoặc nặng hơn là bên bán “lừa đảo” khi không cung cấp đúng mẫu mã chất lượng sản phẩm cho hệ thống PC đang sử dụng. Tuy nhiên, mọi người  không cần phải quá lo lắng, bởi việc nhận không đầy đủ và chính xác thông số của vi xử lý như trường hợp minh họa bằng ảnh bên trên là không hiếm.  Bài viết dưới đây của Nguyễn Công PC sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý đang sử dụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý trên hệ thống PC, chẳng hạn như lỗi bản Win đang sử dụng, lỗi BIOS hoặc thiết lập bên trong BIOS, lỗi thiết lập bên trong Window…  Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.