Chuyển đến nội dung chính

[Unbox và đánh giá nhanh] ASRock B560 Steel Legend - Viết tiếp trang sử vẻ vang cho Huyền thoại thép!

Intel đã công bố dòng vi xử lý Rocket Lake thế hệ thứ 11 với chipset Z590/H570/B560 cách đây ít lâu với nhiều cải tiến đáng giá. Cùng với việc giới thiệu dòng vi xử lý hàng đầu i9-11900K đi kèm với mức tăng IPC đáng kể, Intel cũng công bố công nghệ PCIe 4.0 được áp dụng cho các dòng vi xử lý Rocket Lake đời mới này.  Chipset Z590 có nhiều ưu điểm hơn so với tiền nhiệm khi nó tăng gấp đôi băng thông cho CPU, cho phép hỗ trợ nhiều thành phần phần cứng hơn để tận dụng tối đa hiệu năng. Mức xung nhịp RAM được hỗ trợ cũng tăng lên 3200MHz so với 2933Mhz trên thế hệ Comet Lake. Đồng thời, khả năng tương thích ngược của Chipset Z590 cũng được Intel hỗ trợ khi có thể tương thích với các vi xử lý Comet Lake trước đó.



Nhưng trên tất cả, ưu điểm lớn nhất ở thế hệ chipset Z590/H570/B560 mà thực sự cần thiết nhất, đáng để xem nhất, đó chính là việc Intel mở khóa cho việc ép xung RAM trên các bo mạch chủ sử dụng chipset H570/B560. Việc mở khóa cho việc ép xung RAM là tín hiệu đáng mừng, người dùng có thể gia tăng hiệu năng chỉ bằng một vài thao tác, nếu không biết ép xung, có thể sử dụng sẵn có tính năng XMP Profile để chạy các bộ nhớ có xung nhịp cao. Còn nếu biết ép xung, điều này thật tuyệt vời, có thể gia tăng mức xung nhịp bộ nhớ lên cao nhất, độ trễ đạt mức thấp nhất, hiệu năng lúc này mang lại thật sự là lớn trong các ứng dụng game hay đồ họa.

Như  thường lệ, các nhà sản xuất bo mạch chủ cũng sẽ sẵn sàng tung ra một loạt các dòng bo mạch chủ của họ từ phân khúc phổ thông cho tới cao cấp, với nhiều đặc tả kĩ thuật khác nhau để người dùng có thể lựa chọn cho nhu cầu của riêng họ. Ngày hôm nay, hãy cùng Nguyễn Công khám phá bo mạch chủ nổi đình nổi đám trong phân khúc chủ đạo, đó chính là B560 Steel Legend đến từ ASRock.

Huyền thoại thép của ASRock đã trở nên nổi tiếng sau khi được giới thiệu cách đây hơn 2 năm, là một dòng sản phẩm tuân theo triết lý “hiệu năng và giá cả” bởi ASRock đã sử dụng những linh kiện có chất lượng vượt trội rõ ràng so với các bo mạch chủ của các nhà sản xuất cạnh tranh khác trong cùng tầm giá.

Về ngoại hình, B560 Steel Legend cũng có một số thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên ngoài thì vỏ hộp được thiết kế đẹp hơn, sang trọng hơn, nhiều màu sắc hơn.  So với các sản phẩm tiền nhiệm, B560 Steel Legend trông cứng cáp hơn rất nhiều, mang nhiều ngôn ngữ thiết kế theo phong cách thép. Cụm mạch VRM được bố trí giải nhiệt với hai khối heatsink lớn, phần heatsink bên tay trái nhô ra rộng hơn vừa làm nhiệm vụ giải nhiệt cho VRM, vừa làm nhiệm vụ là I/O tăng thêm tính thẩm mỹ.  Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thấy LED RGB được trang bị ở phần I/O này.

Các vi xử lý thế hệ thứ 10 của Intel có mức xung nhịp cao lên tới 5.3GHz, số nhân cũng tăng từ 8 lên 10 so với thế hệ cũ, TDP là 125W. Còn đối với vi xử lý thế hệ 11, Intel đã giảm số nhân từ 10 xuống 8, nhưng mức xung nhịp tăng lên rất cao (IPC tăng lên tới 19% so với thế hệ cũ). Cho nên khả năng các vi xử lý này ăn điện cũng như tỏa nhiều nhiệt, vì vậy mạch VRM của B560 Steel Legend cũng được thiết kế tốt hơn so với tiền nhiệm nhằm hỗ trợ chạy tốt các vi xử lý thế hệ 10 và 11. Trước khi đi sâu vào phân tích mạch VRM của B560 Steel Legend, xin nhắc lại kiến thức cơ bản về 4 thứ điện áp của mạch VRM mà chúng ta cần quan tâm, bao gồm:

vCore CPU: Điện áp cấp cho CPU.

vCCGT: Điện áp cấp cho iGPU.

VCCSA: Được áp dụng từ thời Sandy Bridge, Intel đã đổi tên điện áp VTT thành VCCSA hay được gọi tên là System Agent. Thành phần này cung cấp cho bộ điều khiển PCI Express tích hợp, bộ điều khiển bộ nhớ và một vài thứ khác.

VCCIO: Cũng được áp dụng từ thời Sandy Bridge. Điện áp này được sử dụng để cung cấp cho tất cả các chân pin liên quan I/O của CPU (ngoại trừ các chân pin liên quan đến bộ nhớ). Đồng thời, trên các CPU có điện áp này, VCCIO cũng được sử dụng để cung cấp cho bus điều khiển nhiệt (PECI).

Intel đã giới thiệu giao thức Serial Voltage Identification (SVID) trong nhiều thế hệ vi xử lý, giao thức này được sử dụng để giao tiếp với bộ điều khiển PWM nhằm điều khiển khả năng điều chỉnh điện áp CPU. Điều này cho phép các CPU có điện áp tối ưu cho bản thân chúng tùy thuộc vào điều kiện sử dụng hiện tại (nhiệt độ, xung nhịp, mức tải…). Các tay chơi ép xung có thể sử dụng sự kết hợp của SVID và LLC (Load Line Calibration là tính năng giảm thiểu Vdroop cho CPU) nhằm có được một vCore tối ưu.

[Unbox và đánh giá nhanh] ASRock B560 Steel Legend - Viết tiếp trang sử vẻ vang cho Huyền thoại thép!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.

Vào một ngày đẹp trời, khi sử dụng máy tính các bạn vô tình hoặc hữu ý phát hiện một sự thật hãi hùng: Máy không nhận đủ số nhân mà vi xử lý cung cấp.  Rất nhiều người đã lo lắng và hoang mang, sợ vi xử lý đang sử dụng bị hư hỏng, hoặc nặng hơn là bên bán “lừa đảo” khi không cung cấp đúng mẫu mã chất lượng sản phẩm cho hệ thống PC đang sử dụng. Tuy nhiên, mọi người  không cần phải quá lo lắng, bởi việc nhận không đầy đủ và chính xác thông số của vi xử lý như trường hợp minh họa bằng ảnh bên trên là không hiếm.  Bài viết dưới đây của Nguyễn Công PC sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý đang sử dụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý trên hệ thống PC, chẳng hạn như lỗi bản Win đang sử dụng, lỗi BIOS hoặc thiết lập bên trong BIOS, lỗi thiết lập bên trong Window…  Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.