Chuyển đến nội dung chính

Unbox và đánh giá nhanh TUF Gaming Z590-Plus (WiFi) - Tiếp bước truyền thống của dòng họ Ultimate Force (TUF).

Intel đã công bố dòng vi xử lý Rocket Lake thế hệ thứ 11 với chipset Z590 cách đây ít lâu với nhiều cải tiến đáng giá. Cùng với việc giới thiệu dòng vi xử lý hàng đầu i9-11900K đi kèm với mức tăng IPC đáng kể, Intel cũng công bố công nghệ PCIe 4.0 được áp dụng cho các dòng vi xử lý Rocket Lake đời mới này.  Chipset Z590 có nhiều ưu điểm hơn so với tiền nhiệm khi nó tăng gấp đôi băng thông cho CPU, cho phép hỗ trợ nhiều thành phần phần cứng hơn để tận dụng tối đa hiệu năng. Mức xung nhịp RAM được hỗ trợ cũng tăng lên 3200MHz so với 2933Mhz trên thế hệ Comet Lake. Đồng thời, khả năng tương thích ngược của Chipset Z590 cũng được Intel hỗ trợ khi có thể tương thích với các vi xử lý Comet Lake trước đó.

Như  thường lệ, các nhà sản xuất bo mạch chủ cũng sẽ sẵn sàng tung ra một loạt các dòng bo mạch chủ của họ từ phân khúc phổ thông cho tới cao cấp, với nhiều đặc tả kĩ thuật khác nhau để người dùng có thể lựa chọn cho nhu cầu của riêng họ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây không phải là bo mạch chủ nào hơn bo mạch chủ nào, mà mấu chốt là Z590 có gì thay đổi đáng giá hơn so với Z490 để người dùng buộc phải nâng cấp? Hay Intel chỉ làm trò “bình mới rượu cũ” rồi bán với mức giá “cắt cổ”? Hãy cùng Nguyễn Công khám phá bo mạch chủ TUF Gaming Z590-Plus (WiFi)  mới nhất đến từ ASUS, để thấy được những thay đổi đáng kể của dòng bo mạch chủ Z590 so với Z490 như thế nào.

TUF Gaming Z590-Plus (WiFi) một bo mạch chủ được thừa hưởng thiết kế dựa trên tiền nhiệm TUF Gaming Z490-Plus (WiFi)  với các thành phần cấp quân sự, tăng cường hiệu quả của mạch VRM để chạy với các vi xử lý có TDP cao, đồng thời cụm heatsink giải nhiệt được nâng cấp toàn diện, mang đến hiệu năng ổn định khi chơi game hay làm việc tiêu tốn tối đa tài nguyên hệ thống. Ngoài ra, ASUS cũng ưu ái các bo mạch chủ TUF khi xây dựng hệ sinh thái TUF Gaming Alliance vốn là sự hợp tác của ASUS với các đối tác công nghiệp đáng tin cậy nhằm xây dựng hệ thống PC có khả năng tương thích tốt nhất và tính thẩm mỹ bổ sung từ các thành phần trong hệ thống đến vỏ case bên ngoài.

Nhìn tổng thể, bo mạch chủ TUF Gaming Z590-Plus (WiFi)được ASUS thiết kế trông tươi mới và chắc chắn hơn so với tiền nhiệm, với các họa tiết chủ đạo nổi bật ở phần I/O Shield và PCH Heatsink. Mạch VRM của sản phẩm được bị hai cụm heatsink bằng nhôm nguyên khối khá lớn với các khía đón gió giúp giải nhiệt tốt nhất khi hoạt động tải nặng. Đặc biệt hơn cả là phần Heatsink bên tay trái bo mạch được ASUS thiết kế trở thành phần I/O Shield kết nối với cụm I/O Panel đính sẵn trên bo mạch. Thiết kế này là tuyệt vời hơn rất nhiều so với phiên bản TUF Gaming Z490-Plus (WiFi) trước đó. Việc thiết kế này ngoài tăng cường khả năng giải nhiệt cho mạch VRM còn làm tăng thêm tính thẩm mỹ. Đồng thời dòng chữ TUF Gaming với logo nổi bật được in trên I/O Shield  tăng tính nhận diện thương hiệu. Mặt sau PCB cũng được ASUS thiết kế in logo Ultimate Force (TUF) khá cách điệu.

Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, dòng vi xử lý cao cấp thuộc thế hệ thứ 11 của Intel  là i9-11900K chỉ có 8 nhân và 16 luồng, với mức tăng IPC lên tới 19% so với i9 10900K. Nhưng ASUS cũng ưu ái cho bo mạch chủ TUF Gaming Z590-Plus (WiFi) một cụm mạch VRM có thiết kế tốt hơn so với TUF Gaming Z490-Plus (WiFi). Đi sâu vào chi tiết, TUF Gaming Z590-Plus (WiFi) được hãng thiết kế mạch VRM dạng 14+2 phase sử dụng choke MicroFine Alloy chất lượng cao kết hợp cùng với PowerStages NCP302150 đến từ On Semiductor cho CPU vCore và SOC, với công suất 50A mỗi con. Thực tế thì ASUS vẫn sử dụng controller điều khiển cho bo mạch chủ là ASP1900B với cấu hình (X+Y = 8) và thiết kế dạng tầng công suất song song, do đó tổng công suất cấp cho CPU vCore là 700A và SOC là 100A. Nhìn chung, thiết kế mạch VRM này là tốt hơn so với tiền nhiệm, giúp tăng cường và cải thiện được điện áp của bo mạch chủ lên CPU một cách rất hiệu quả.

Đầu cấp nguồn cho CPU vẫn là dạng 8 + 4 pin được Asus gọi tên ProCool và được chế tạo theo các thông số kỹ thuật chặt chẽ để đảm bảo tiếp xúc phẳng với các đường dây điện PSU. Điều này mang lại khả năng trở kháng thấp hơn giúp ngăn ngừa các điểm nóng và lỗi kết nối, cải thiện được độ bền và độ ổn định ngay cả khi ép xung cao.

Unbox và đánh giá nhanh TUF Gaming Z590-Plus (WiFi) - Tiếp bước truyền thống của dòng họ Ultimate Force (TUF).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.

Vào một ngày đẹp trời, khi sử dụng máy tính các bạn vô tình hoặc hữu ý phát hiện một sự thật hãi hùng: Máy không nhận đủ số nhân mà vi xử lý cung cấp.  Rất nhiều người đã lo lắng và hoang mang, sợ vi xử lý đang sử dụng bị hư hỏng, hoặc nặng hơn là bên bán “lừa đảo” khi không cung cấp đúng mẫu mã chất lượng sản phẩm cho hệ thống PC đang sử dụng. Tuy nhiên, mọi người  không cần phải quá lo lắng, bởi việc nhận không đầy đủ và chính xác thông số của vi xử lý như trường hợp minh họa bằng ảnh bên trên là không hiếm.  Bài viết dưới đây của Nguyễn Công PC sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý đang sử dụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý trên hệ thống PC, chẳng hạn như lỗi bản Win đang sử dụng, lỗi BIOS hoặc thiết lập bên trong BIOS, lỗi thiết lập bên trong Window…  Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.