Chuyển đến nội dung chính

Một số vi xử lý AMD Ryzen 5 5600X và Ryzen 7 5800X có hai cụm CCD thay vì chỉ có một.

Chúng ta đã được biết dòng Ryzen thế hệ 5000 series, AMD đã bước lên một tầm cao mới khi chính thức soán ngôi của Intel để đứng trên ngai vàng vi xử lý có hiệu năng đơn nhân mạnh nhất. Điều này có được khi các vi xử lý Ryzen 5000 Series được dựa kiến trúc Zen 3 với hiệu năng IPC tăng lên tới 19% so với thế hệ cũ.

So với vi kiến trúc Zen 2, ở vi kiến trúc Zen 3 AMD vẫn sử dụng tiến trình sản xuất 7nm nhưng có sự cải tiến lớn. Điểm nổi bật nhất đó là AMD đã cải tiến lại khối CCD (Core Composite Die) bằng cách đưa toàn bộ 8 nhân vào một khối CCX duy nhất bên trong CCD, thiết kế này giúp cho 8 nhân bên trong CCX có quyền truy xuất tới khối L3 Cache 32MB dùng chung, nhờ đó độ trễ giảm hơn so với dòng Zen 2 vốn có CCD gồm 2 cụm CCX, mỗi cụm CCX có 4 nhân. Từ đó, hiệu năng được cải tiến mạnh mẽ và giúp AMD tạo nên tiếng vang lớn và giành chiến thắng trước đối thủ Intel trong cuộc chiến hiệu suất đơn nhân và đa nhân.

Trước đây, rất nhiều thông tin đã chỉ ra rằng, các vi xử lý 8 nhân như AMD Ryzen 5 5600X và Ryzen 7 5800X chỉ có 1 CCD. Nhưng thực tế mới phát hiện gần đây từ lập trình viên nổi tiếng Yuri 1usmus Bubliy, người đã phát triển chương trình ClockTuner cho Ryzen (CTR) để ép xung hiệu quả các bộ vi xử lý thế hệ Zen 2, và sau đó là Zen 3, cho thấy các vi xử lý kể trên thực sự có hai CCD nhưng một trong số chúng bị AMD vô hiệu hóa.

Testlab nổi tiếng của Đức là Igor's Lab đã chỉ ra , các phiên bản “Golden Sample” của Ryzen 5 5600X và Ryzen 7 5800X  được AMD gửi đi cho các tester thực sự là Ryzen 5900X 12 nhân và Ryzen 9 5950X 16 nhân được vô hiệu hóa một CCD. Rõ ràng, một trong những chiplet CCD hiện có trong các vi xử lý này không vượt qua được khâu kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và do đó nó đã bị AMD vô hiệu hóa.

Khả năng tìm ra chính xác chiplet - CCD 0 hoặc CCD 1 - bị vô hiệu hóa trong một mẫu vi xử lý cụ thể hiện rất khó. Đồng thời, theo Igor's Lab, một tùy chọn xác minh gián tiếp vẫn tồn tại, bởi các vi xử lý có chiplet CCD 0 không hoạt động gây ra lỗi giao diện nhỏ trong một số tiện ích để kiểm soát mức xung nhịp thấp và điện áp của phức hợp CCX của bộ vi xử lý Ryzen. Chính nhờ những lỗi như vậy mà những "bộ vi xử lý đặc biệt" này mới được phát hiện bởi Igor Wallosek , tổng biên tập của Igor's Lab, với nick name nổi tiếng 1usmus.

 

Một số vi xử lý AMD Ryzen 5 5600X và Ryzen 7 5800X có hai cụm CCD thay vì chỉ có một.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.

Vào một ngày đẹp trời, khi sử dụng máy tính các bạn vô tình hoặc hữu ý phát hiện một sự thật hãi hùng: Máy không nhận đủ số nhân mà vi xử lý cung cấp.  Rất nhiều người đã lo lắng và hoang mang, sợ vi xử lý đang sử dụng bị hư hỏng, hoặc nặng hơn là bên bán “lừa đảo” khi không cung cấp đúng mẫu mã chất lượng sản phẩm cho hệ thống PC đang sử dụng. Tuy nhiên, mọi người  không cần phải quá lo lắng, bởi việc nhận không đầy đủ và chính xác thông số của vi xử lý như trường hợp minh họa bằng ảnh bên trên là không hiếm.  Bài viết dưới đây của Nguyễn Công PC sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý đang sử dụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý trên hệ thống PC, chẳng hạn như lỗi bản Win đang sử dụng, lỗi BIOS hoặc thiết lập bên trong BIOS, lỗi thiết lập bên trong Window…  Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.