Chuyển đến nội dung chính

Lộ diện phiên bản BIOS hỗ trợ vi xử lý AMD 5000 Series cho các bo mạch chủ X370 đến từ ASRock

Cách đây ít lâu, một số thành viên trên diễn đàn Chiphell lẫn các leaker trên Twitter đã cho thấy các vi xử lý AMD Ryzen 5000 Series có thể chạy được trên các bo mạch chủ A320 và X370, điều này được thực hiện thông qua một phiên bản BIOS BETA. Dẫn chứng được đưa ra trước đó là bo mạch chủ ASRock A320M-HDV có thể chạy tốt các vi xử lý Ryzen 5000 series.

Thông tin này lại được củng cố thêm bởi leaker @komachi_ensaka  khi công bố phiên bản BIOS mới cho các bo mạch chủ X370 Taichi, X370 Professional được đăng tải tại jzeletronic.de. Đây là một điều hoàn toàn thú vị và bất ngờ, bởi bản thân AMD đã tuyên bố rõ ràng rằng các vi xử lý Ryzen 5000 sẽ không hoạt động trên các bo mạch chủ 300-series. Ngay cả khi trang tin nổi tiếng thế giới Tom's Hardware liên hệ, AMD cũng khẳng định rất chắc nịch:

"AMD không có kế hoạch kích hoạt hoặc hỗ trợ AMD Ryzen 5000 series trên chipset AMD 300 series."

Do đó, có vẻ như đây là phiên bản BIOS công khai đầu tiên cho phép hỗ trợ Zen 3 trên bo mạch chủ X370 (tuy nhiên sẽ có những lưu ý chú ý khi sử dụng phiên bản BIOS này). Bởi hiện tại, AMD chỉ chính thức hỗ trợ các bo mạch chủ dựa trên chipset 500 Series và 400 Series (B450) và các phiên bản BIOS hoàn thiện mang lại khả năng tương thích hoàn toàn với các bo mạch chủ 400 series sẽ được cung cấp đầy đủ vào tháng 1 năm 2021.

Đối với các “vọc sĩ”, hãy thử tải xuống phiên bản BIOS P6.61 mới tại trang web kể trên để tiến hành thử nghiệm khả năng tương thích lẫn ổn định. Còn đối với người dùng thông thường, nếu muốn nâng cấp hãy tiến hành một cách thận trọng, bởi phiên bản BIOS hiện có là Beta và không rõ liệu ASRock có cung cấp phiên bản này hay nó được sửa đổi bởi các tay chơi chuyên nghiệp hay không. Nên nhớ, phiên bản BIOS Beta là phiên bản đang trong giai đoạn thử nghiệm và phát triển, do đó có khả năng xảy ra các lỗi nghiêm trọng khác nhau về tính tương thích và ổn định, ngay cả việc flash BIOS cũng mang lại rủi ro lớn.



Việc các tay chơi chuyên nghiệp có thể sửa đổi các phiên bản BIOS chính thức từ nhà sản xuất là việc xảy ra như cơm bữa. Những người dùng chuyên nghiệp này có thể can thiệp vào BIOS để tăng, giảm hay mở khóa các tính năng mà nhà sản xuất không trang bị. Tuy nhiên, việc thêm tính tương thích cho các bộ xử lý không được hỗ trợ đi kèm với khá nhiều rủi ro. Bởi việc nâng cấp BIOS lên để khởi động được và sử dụng ổn định là hai câu chuyện cần được tách bạch. Chẳng hạn, việc không nhận chính xác bộ vi xử lý, làm giảm hiệu năng, xảy ra lỗi màn hình xanh… là điều thường thấy trên các phiên bản BIOS chỉnh sửa hoặc beta.


Lộ diện phiên bản BIOS hỗ trợ vi xử lý AMD 5000 Series cho các bo mạch chủ X370 đến từ ASRock

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.

Vào một ngày đẹp trời, khi sử dụng máy tính các bạn vô tình hoặc hữu ý phát hiện một sự thật hãi hùng: Máy không nhận đủ số nhân mà vi xử lý cung cấp.  Rất nhiều người đã lo lắng và hoang mang, sợ vi xử lý đang sử dụng bị hư hỏng, hoặc nặng hơn là bên bán “lừa đảo” khi không cung cấp đúng mẫu mã chất lượng sản phẩm cho hệ thống PC đang sử dụng. Tuy nhiên, mọi người  không cần phải quá lo lắng, bởi việc nhận không đầy đủ và chính xác thông số của vi xử lý như trường hợp minh họa bằng ảnh bên trên là không hiếm.  Bài viết dưới đây của Nguyễn Công PC sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý đang sử dụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi không nhận đủ số nhân và luồng của vi xử lý trên hệ thống PC, chẳng hạn như lỗi bản Win đang sử dụng, lỗi BIOS hoặc thiết lập bên trong BIOS, lỗi thiết lập bên trong Window…  Hướng dẫn xử lý lỗi Windows không nhận đủ số nhân và luồng của CPU.