Vừa qua, AMD đã chính thức cho ra mắt dòng CPU Ryzen 5000 dành cho máy tính để bàn với tương đối nhiều sự nâng cấp, hứa hẹn sẽ đem lại mức hiệu năng mạnh hơn đáng kể so với thế hệ cũ. Tuy nhiên, với việc tiếp tục sử dụng socket AM4, rất nhiều người dùng đang băn khoăn rằng họ nên lựa chọn bo mạch chủ nào là tốt nhất, hay đối với những người đang sử dụng như bo mạch chủ cũ như B450 thì họ có cần phải nâng cấp lên B550 để trải nghiệm dòng CPU mới nhất hay không.
Trong bài viết này, mình sẽ nêu ra sự khác nhau chính giữa những hai loại chipset cũng như giải đáp những thắc mắc ở trên.
Trước đây, AMD đã từng thông báo họ sẽ hỗ trợ CPU sử dụng kiến trúc Zen 3 lên toàn bộ bo mạch chủ thuộc series 300 và 400. Nhưng, sau một thời gian cân nhắc, AMD đã quyết định sẽ chỉ hỗ trợ CPU Zen 3 (tên chính thức là Ryzen 5000 series) trên những dòng bo mạch chủ thuộc series 400 (B450 và X470). Riêng những dòng bo mạch chủ thuộc thế hệ 500 mới nhất (B550 và X570) mặc nhiên sẽ hỗ trợ thế CPU mới nhất này.
Điều đó đồng nghĩa với việc, những người dùng bo mạch chủ B450 sẽ có thể sử dụng gần như toàn bộ CPU Ryzen từ 1000 series đến 5000 series. Tuy nhiên, nếu người dùng muốn sử dụng bo mạch chủ B450 cho CPU Ryzen 5000 series thì sẽ phải update một phiên bản BIOS mới và hiện tại chỉ mới đang trong giai đoạn beta.
Đối với dòng bo mạch chủ sử dụng chipset B550, chúng sẽ mặc định hỗ trợ toàn bộ CPU Ryzen series 3000 và 5000, gần như không cần phải tinh chỉnh hay update BIOS gì cả.
Với APU Ryzen (những vi xử lý có nhân đồ họa tích hợp) thì vấn đề sẽ hơi “rắc rối” một chút. B450 sẽ hỗ trợ những CPU Ryzen 5000 series nhưng những APU thuộc 4000 series lại không được hỗ trợ. Tuy nhiên, những APU 4000 series này chỉ được sản xuất dưới dạng OEM nên cũng không quá phổ biến trên thị trường. Với B550 thì mặc dù hỗ trợ CPU Ryzen 3000 series nhưng APU ryzen 3000 series (3200G, 34000G) sẽ không hoạt động được với nhau.
Nhận xét
Đăng nhận xét